0934.129.530

Bộ lọc xử lý phèn vôi làm mềm nước TOCAWA

Cấu tạo và quy trình hoạt động của hệ thống làm mềm nước bằng phương pháp trao đổi ion

Cấu tạo hệ thống làm mềm nước bằng phương pháp trao đổi ion

Hệ thống làm mềm nước bằng phương pháp trao đổi ion thường có cấu tạo đơn giản, gồm:

  • Cột lọc Composite: được thiết kế với kích thước phù hợp với nhu cầu và công suất hoạt động, được chế tạo bằng sợi thủy tinh tổng hợp compsite có độ bền cao, chịu được sự ăn mòn

  • Bộ phận điều khiển: cấu tạo đơn giản, gọn nhẹ, hoạt động tự động

  • Vật liệu lọc

  • Bình chứa muối tái sinh: được chế tạo từ vật liệu nhựa cao cấp, chịu được sự ăn mòn của muối mặn

  • Hệ thống van từ đóng mở nguồn nước.

  • Hệ thống hoạt động dựa trên nguyên lý vô cùng đơn giản. Các cation kim loại mạnh cation Ca2+, Mg2+ có trong nước đi qua cột lọc sẽ được các vật liệu lọc hấp thu và nhả ra các cation có khả năng tạo các hợp chất cacbonat tan, nhờ đó giúp loại bỏ canxi và Magie ra khỏi nước.

Quy trình hoạt động
Nước nguồn được bơm vào cột lọc có chứa các vật liệu lọc là những hạt trao đổi ion với áp suất từ 1,5 – 2,5 bar. Trong cột lọc, xảy ra quá trình trao đổi ion, loại bỏ những cation Ca2+, Mg2+ có trong nước. Sau quá trình trao đổi ion, các hạt nhựa  bị bão hòa với các ion khoáng chất sẽ được rửa và tái tạo lại nhờ muối bão hòa. Dung dịch muối bão hòa sẽ giúp bổ sung cation Na+ cho vật liệu lọc và loại bỏ các cation Ca2+, Mg2+ và xả ra ngoài qua đường nước xả.

 

Quy trình hoạt động của hệ thống làm mềm nước bằng phương pháp trao đổi ion TACAWA-3500GPD

Hệ thống làm mềm nước hoạt động trải qua 5 quá trình

  • Quá trình lọc: Tiến hành trao đổi ion trong cột lọc để loại bỏ độ cứng nhờ vật liệu lọc chứa các hạt trao đổi ion. Nước sau quá trình này đã được làm mềm và đưa vào sử dụng

  • Quá trình tái sinh ( rửa ngược): Rửa ngược vật liệu lọc để làm sạch và loại bỏ những cặn bẩn, mảng bám bám trên các hạt trao đổi ion và thành cột lọc. Sau quá trình rửa ngược, nước theo đường xả đi ra ngoài.

  • Quá trình tái sinh( hút muối): đây là quá trình rửa xuôi. Muối trong các bồn chứa sẽ được bơm vào cột lọc để tái sinh vật liệu lọc. Kết thúc quá trình, nước sẽ được xả bỏ

  • Quá trình tái sinh ( rửa muối): nước được hút vào bể lọc và tiến hành quá trình rửa muối. Nước sau quá trình được thải ra ngoài

  • Quá trình tái sinh ( trả nước về bồn muối): nước được bơm vào cột lọc sau đó trở về thùng chứa muối tái sinh.

Sau khi trải qua 5 quá trình trên, hệ thống quay lại quá trình lọc từ đầu.

Với hệ thống làm mềm nước này, sử dụng hai loại vật liệu lọc:

  • Hạt nhựa trao đổi ion có gốc Na+, có thể tái sinh. Số lượng hạt nhựa phụ thuộc vào kích thước cột lọc cũng như công suất hoạt động của hệ thống. Những hạt nhựa này có khả năng khử độ cứng trên 95%, chính vì vậy để làm mềm nước hiệu quả cần kiểm tra độ cứng của nước đầu vào để lựa chọn loại hạt nhựa trao đổi phù hợp phù hợp.

  • Dung dịch muối tái sinh: đây cũng có thể được coi là vật liệu lọc. Muối sử dụng thường là muối công nghiệp hoặc muối ăn được pha bão hòa. Trong quá trình hoạt động, cần thường xuyên kiểm tra và bổ sung muối vào trong bình chứa muối tái sinh để hệ t hống làm việc đạt hiệu quả cao.

Ưu nhược điểm của hệ thống làm mềm bằng phương pháp trao đổi ion

Ưu điểm:

  • Cấu tạo đơn giản, hoạt động dễ dàng và hiệu quả

  • Chi phí vận hành thấp, độ an toàn cao

  • Chịu được môi trường axit, muối mặn

Xử lý và làm mêm nước có hiệu quả. Nếu không đòi hỏi quá khắt khe về độ tinh khiết của nước, thì hệ thống làm mềm nước bằng phương pháp trao đổi ion là hệ thống làm mềm nước hiệu quả, tiết kiệm nhất, và là lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp.  Tùy theo nhu cầu, mục đích sử dụng để có thể lựa chọn những quy mô, năng suất  hay nhà cung cấp hệ thống phù hợp nhất.

Nhược điểm: Hệ thống sẽ dừng hoạt động nếu mất điện.